Không ít tín đồ đồng hồ từng thắc mắc về Rotating Bezel là gì khi sử dụng đồng hồ đeo tay. Cùng SHOPDONGHO.com tìm hiểu về thuật ngữ này trong bài viết hôm này nhé!
Rotating Bezel là gì?
Rotating Bezel là vòng bezel có thể xoay được. Nó có thể làm bằng kim loại hoặc gốm (tùy thương hiệu) bao quanh bên ngoài mặt số và mặt kính đồng hồ. Rotating Bezel có chức năng đo thời gian lặn hoặc múi giờ phụ. Bộ phận này giúp thợ lặn biết rõ thời gian dưới nước, từ đó giúp họ theo dõi lượng oxy trong bình khí và tính toán điểm dừng giảm áp để tránh làm hư hỏng các thiết bị.
Nguồn gốc và lịch sử ra đời Rotating Bezel
Có lẽ bạn sẽ bất ngờ vì Rotating Bezel có mặt trước cả đồng hồ lặn. Để tìm hiểu rõ về lịch sử của vòng xoay bezel, bạn hãy theo dõi các mốc thời gian cụ thể sau đây:
- Năm 1937: Vòng bezel xoay lần đầu xuất hiện trên chiếc Rolex Zerographe ref. 3346.
- Năm 1953: Vòng bezel đồng hồ lặn đầu tiên xuất hiện trên chiếc Blancpain Fifty Fathoms.
- Năm 1954: Vòng bezel xoay được trang bị nhiều đặc tính hỗ trợ việc lặn sâu xuất hiện trên 2 dòng Blancpain Fifty Fathoms và Rolex Submariner. Các sản phẩm này trở thành nguyên mẫu để nhiều nhà sản xuất cho ra đời những chiếc đồng hồ lặn hiện đại.
Các loại Rotating Bezel trên đồng hồ
Xét về chuyển động thực tế của vòng bezel xoay, Rotating Bezel được phân chia thành 2 loại chính là vòng bezel xoay một chiều và hai chiều.
- Vòng xoay hai chiều: có thể xoay theo cả chiều xuôi và ngược kim đồng hồ. Điều này cho phép người đeo nhanh chóng tính toán chính xác thời gian đã trôi qua hoặc thời gian còn lại. Một số bezel hai chiều được đánh dấu bằng thang giờ để hiển thị múi giờ bổ sung, thay vì hiển thị thời gian đã trôi qua.
- Vòng xoay một chiều: chỉ có thể di chuyển theo một hướng, thường là ngược chiều kim đồng hồ và hầu như luôn kèm theo thang chia độ theo phút. Chuyển động một chiều của khung bezel đảm bảo rằng nếu sản phẩm vô tình va đập hoặc lệch khỏi vị trí thì nó sẽ hiển thị thời gian trôi qua nhiều hơn chứ không phải ít hơn. Do đó, người dùng tránh được trường hợp lặn quá thời gian cho phép.
Thương hiệu Rolex cũng có một loại Rotating Bezel được gọi riêng là Ring Command. Mặc dù Ring Command vẫn nằm ở bên ngoài vỏ nhưng thực sự được kết nối cơ học với các chuyển động bên trong bộ máy. Điều này có nghĩa là khi xoay vòng bezel, người dùng sẽ tương tác trực tiếp với bộ chuyển động để có thể cài đặt chức năng mà không cần sử dụng núm vặn hay nút đẩy.
Hướng dẫn cách sử dụng Rotating Bezel
Mặc dù viền xoay đồng hồ có thể giúp bạn xác định thời gian trôi qua nhưng cũng giúp bạn biết được múi giờ phụ. Tóm lại, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nhận ra rằng vòng bezel xoay vô cùng hữu ích trong cuộc sống hàng ngày.
Cách đo thời gian đã trôi qua bằng Rotating Bezel
Chức năng đếm ngược thời gian sẽ giúp bạn lên lịch trước để phục vụ hoạt động lặn hoặc nhắc nhở người dùng công việc cần làm, khoảng thời gian chơi thể thao,… Cách bạn cài đặt chức năng này tương đối đơn giản thông qua 4 bước sau:
- Bước 1: Nắm rõ quy tắc ngược (lấy 60 trừ chỉ số để ra thời gian đếm ngược). Ví dụ: Chỉ số 15 có nghĩa là còn 45 phút, chỉ số 5 có nghĩa là còn 55 phút,…
- Bước 2: Xoay vòng bezel sao cho vị trí kim phút thẳng hàng với số phút mong muốn. Ví dụ: Bạn muốn lặn 20 phút thì cho vị trí kim phút thẳng hàng với chỉ số 40 trên thang đo.
- Bước 3: Để đồng hồ bắt đầu đếm ngược tự động theo cài đặt trước đó.
- Bước 4: Khi kim phút chạm đến vị trí điểm đánh dấu trên vành Bezel nghĩa là hết thời gian lặn đã cài đặt và bạn phải lên bờ ngay.
Cách đo các múi giờ phụ bằng Rotating Bezel
Gần như tất cả Rotating Bezel dùng để hiển thị múi giờ đều có khả năng xoay hai chiều và được đánh dấu bằng thang đo 12 giờ hoặc 24 giờ. Cách sử dụng với mỗi thang đo như sau:
Thang đo 12 giờ: Xoay vòng bezel sao cho số giờ chênh lệch tương ứng với múi giờ hiện tại. Ví dụ: Nếu bạn đang ở Los Angeles và muốn xem giờ ở New York, biết rằng múi giờ New York chênh 3 giờ so với giờ Los Angeles, bạn chỉ cần xoay vòng bezel sao cho số ‘3’ nằm ngay phía trên điểm đánh dấu 12 giờ. Từ đó, bạn có thể đọc thời gian ở múi giờ phụ bằng cách đối chiếu vị trí của kim giờ với thang đo 12 giờ trên khung bezel.
Thang đo 24 giờ: Quá trình sử dụng khung bezel 24 giờ tương tự thang đo 12 giờ. Bạn cũng phải tham chiếu vị trí của kim 24 giờ so với thang đo trên khung bezel. Với thang đo 24 giờ, người dùng sẽ không phải tính toán chuyển đổi thời gian giờ sáng và tối.
Bài viết trên SHOPDONGHO.com đã giải thích cho bạn đọc Rotating Bezel là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại để lại bình luận bên dưới nhé.