Nơi cư trú là gì?
Theo Điều 40 của Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa ra các quy định cụ thể về nơi cư trú của cá nhân như sau:
- Nơi cư trú của cá nhân là nơi mà người đó thường xuyên sinh sống. Trong trường hợp không thể xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định, thì nơi cư trú của cá nhân là nơi mà người đó đang sinh sống.
Khi một bên trong một mối quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, bên đó phải thông báo cho bên kia về nơi cư trú mới.
- Nơi thường trú là nơi mà công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Từ đó, ta có thể hiểu rằng nơi thường trú là nơi mà công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú, theo Luật Cư trú 2020.
- Nơi tạm trú là nơi mà công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Hay hiểu đơn giản, tạm trú là nơi mà công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Hình thức nộp hồ sơ cư trú từ ngày 01/01/2024
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 55/2021/TT-BCA (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 66/2023/TT-BCA), từ ngày 01/01/2024 có 04 hình thức nộp hồ sơ cư trú bao gồm:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú;
- Nộp trực tuyến qua cổng dịch vụ công;
- Nộp qua ứng dụng VNeID;
- Nộp qua dịch vụ công trực tuyến khác.
Thành phần hồ sơ
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 55/2021/TT-BCA (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 66/2023/TT-BCA) hồ sơ đăng ký cư trú từ ngày 01/01/2024 bao gồm những thành phần sau:
- Trường hợp nộp hồ sơ cư trú trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú thì cần chuẩn bị hồ sơ sau:
+ Bản sao các giấy tờ, tài liệu được chứng thực từ giấy tờ, tài liệu bản chính hoặc bản sao các giấy tờ được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp, bản quét kèm theo bản chính giấy tờ, tài liệu để đối chiếu.
+ Nếu người yêu cầu đăng ký cư trú nộp bản quét hoặc bản chụp kèm theo bản chính và người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu các bản chụp, bản quét với giấy tờ bản chính và ký xác nhận, người tiếp nhận không được yêu cầu người đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó.
- Trường hợp nộp hồ sơ cư trú trực tuyến
+ Người yêu cầu đăng ký cư trú khai báo thông tin theo biểu mẫu được cung cấp sẵn, đăng tải bản chụp hoặc bản quét giấy tờ, tài liệu hợp lệ hoặc dẫn nguồn tài liệu từ Kho quản lý dữ liệu điện tử của các cá nhân, tổ chức.
+ Nếu người yêu cầu đăng ký cư trú đăng tải bản chụp, bản quét giấy tờ, tài liệu mà không được ký số hoặc xác thực thì khi cơ quan đăng ký cư trú tiến hành xác minh, kiểm tra để giải quyết thủ tục về cư trú;
+ Người yêu cầu đăng ký cư trú có trách nhiệm xuất trình giấy tờ, tài liệu đã đăng tải để cơ quan đăng ký cư trú đối chiếu, kiểm tra và ghi nhận tính chính xác của thông tin vào biên bản xác minh. Cơ quan đăng ký cư trú không yêu cầu người đăng ký nộp để lưu giữ giấy tờ đó.
+ Bản chụp hoặc bản quét giấy tờ phải bảo đảm rõ nét, đầy đủ, toàn vẹn về nội dung. Bản chụp hoặc bản quét giấy tờ đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt nếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp (trừ trường hợp giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự).
Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký cư trú qua VNeID từ ngày 01/01/2024. Hình minh họa
Lưu ý khi nộp hồ sơ đăng ký cư trú trực tuyến
- Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, người có yêu cầu đăng ký cư trú trực tuyến được cấp 01 mã số hồ sơ thủ tục hành chính để theo dõi, tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ hoặc nhận thông tin để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký cư trú.
- Việc thông báo về kết quả giải quyết thủ tục về cư trú được thực hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, tin nhắn SMS.
- Cơ quan đăng ký cư trú có quyền từ chối giải quyết thủ tục về cư trú và không hoàn trả lại lệ phí đối với trường hợp đã nộp lệ phí nếu phát hiện thông tin công dân kê khai không đúng sự thật hoặc giấy tờ, tài liệu công dân đã cung cấp để thực hiện thủ tục về cư trú bị tẩy xóa, sửa chữa, làm giả.
- Hồ sơ của công dân gửi từ Cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác sẽ được chuyển tới phần mềm quản lý cư trú thuộc hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Ngay sau khi nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin công dân đã khai báo trên Cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú để kiểm tra tính chính xác các thông tin, xác định các trường hợp tạm thời chưa được thay đổi nơi cư trú (nếu có).
- Kiểm tra hồ sơ, thực hiện khai thác, sử dụng, ghi nhận, lưu trữ thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân tại thời điểm làm thủ tục theo quy định của pháp luật, đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú và thực hiện như sau:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận và thông báo hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu giấy tờ, tài liệu hoặc biểu mẫu kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ hướng dẫn đầy đủ, cụ thể một lần để công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì cán bộ tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ lý do không tiếp nhận.
Biểu mẫu mới về cư trú
Ban hành kèm theo Điều 4 Thông tư 66/2023/TT-BCA là hàng hoạt các biểu mẫu mới so với Thông tư 56/2021/TT-BCA, gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, viết tắt là CT01;
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (dùng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng), viết tắt là CT02;
- Phiếu khai báo tạm vắng viết tắt là CT03;
- Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, viết tắt là CT05;
- Xác nhận thông tin về cư trú, viết tắt là CT07;
- Thông báo về kết quả giải quyết thủ tục về cư trú/hủy bỏ thủ tục về cư trú Phiếu xác minh thông tin về cư trú, viết tắt là CT10;
- Phiếu trả lời xác minh thông tin về cư trú, viết tắt là CT10a…
Những biểu mẫu này thay thế cho các biểu mẫu tương ứng tại Thông tư 56 năm 2021 của Bộ Công an.