Tôi có một vụ tranh chấp đất và đã được UBND thị trấn hòa giải, UBND huyện và UBND tỉnh ra quyết định giải quyết vào năm 2008.
Tuy nhiên, tôi không hài lòng với việc UBND tỉnh không cho gia đình tôi sử dụng 38,22 m2 đất. Vậy tôi phải làm sao?
Nguyễn Đăng Thanh (Giồng Riềng, Kiên Giang)
Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO trả lời: Rất khó để ông được giải
quyết lại vụ tranh chấp. Bởi lẽ theo khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai năm
2003, đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ
quy định, trường hợp chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu mà một
bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có
quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh giải quyết. Quyết định của chủ
tịch UBND tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng.
Giấy đỏ không hợp pháp
Năm 2005, tôi có mua một miếng đất và người bán hứa hẹn sẽ chuyển
mục đích sử dụng sang đất ở rồi mới làm thủ tục chuyển nhượng cho tôi.
Sau đó, tôi đã đóng đủ thuế và được giao giấy chứng nhận. Nay theo cán
bộ tài nguyên và môi trường thì người làm giấy đỏ cho tôi đã bị bắt
trong một vụ án về đất đai và giấy đỏ của tôi không hợp lệ. Tôi phải làm
gì để bảo vệ quyền lợi cho mình?
Nguyễn Thanh Thảo
(61 Ngô Quyền, Buôn Ma Thuột, Dăk Lăk)
Luật sư LÊ BỬU THÀNH trả lời: Thư ông không nêu rõ vì sao ông
đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính với Nhà nước mà nay chính quyền lại
không công nhận cho ông có quyền sử dụng đất hợp pháp.
Để vụ việc có câu trả lời chính thức từ phía chính quyền, ông cần nộp
đơn yêu cầu UBND TP và sau nữa là UBND tỉnh xem xét, giải quyết. Trường
hợp người bán đất đã câu kết với cán bộ địa chính để lừa đảo chiếm đoạt
tài sản của ông và nay cán bộ đó đang bị xem xét về mặt trách nhiệm
hình sự thì ông có thể nộp đơn trình báo cơ quan công an đang thụ lý vụ
án để được xem xét, xử lý.